Hủ tiếu chay với nước súp đậm đà, hương thơm rau cỏ thơm ngát mang lại cảm giác thanh đạm, ngon miệng chưa từng có. Hãy cùng Tây Sơn học hỏi ngay 4 công thức hủ tiếu chay siêu đơn giản nhưng lại ngon không kém Nhà Hàng 5 sao qua bài viết sau nhé!
Xem nhanh
Cách nấu hủ tiếu Nam Vang chay
Học hỏi công thức nấu hủ tiếu Nam Vang chay “siêu ngon”, giúp bạn chiêu đãi cả nhà món chay ngon trong những ngày rằm hàng tháng.
Nguyên liệu/ dụng cụ
- 250g Hủ tiếu khô
- 500g Chả lụa chay
- 100g Mì căn
- 250g Nấm rơm, nấm đông cô
- 3 miếng Đậu hủ trắng
- 2 nhánh nhỏ Tỏi tây (Hành boa rô)
- 1 lá Tàu hủ ky (khoảng 50g)
- Nước dùng chay: 2 lê, 2 táo, 1 cà rốt và 1 củ cải trắng
- Rau sống ăn kèm: hẹ, chanh, ớt, giá sống, tần ô,…
- Gia vị: muối, đường phèn, tiêu, bột ngọt, nước tương chay,…
- Dụng cụ: Nồi, chảo chống dính, chén, muỗng,..
Cách thức nấu hủ tiếu Nam Vang chay cực ngon miệng
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu
- Đun sôi nước rồi cho hủ tiếu khô vào trụng cho mềm. Vớt ra rồi rửa qua nước lạnh rồi để ráo. Việc này giúp sợi hủ tiếu được dai và tránh bị dính vào nhau.
- Cắt lát mỏng chả lụa chay. (Xem Cách làm chả lụa chay)
- Mì căn ngâm nước cho mềm rồi cắt miếng nhỏ. Sau đó, đun nóng dầu ăn trên chảo chống dính rồi cho mì căn vào xào cho thơm. Nêm nước tương, tiêu cho vừa ăn.
- Chiên vàng, giòn tàu hủ ky rồi bẻ thành những miếng vừa ăn.
- Đậu hủ trắng cắt làm 4, ướp thêm tí muối, cho vào chảo dầu chiên vàng rồi vớt ra. (Xem thêm: Cách làm đậu hũ)
- Gọt gốc nấm rơm, rửa sạch để ráo, rồi xào cho thơm, nêm thêm ít nước tương.
- Các loại rau sống ăn kèm nhặt rồi rửa sạch. Riêng giá đỗ sống có thể trụng nước sôi cho chín để dễ ăn.
- Tỏi tây rửa sạch, để ráo rồi cắt khúc nhỏ.
- Táo và lê gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt làm 4.
- Cà rốt và củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc nhỏ.
Bước 2. Nấu nước lèo cho hủ tiếu Nam Vang chay.
- Bắc nồi inox lớn lên bếp, cho lê và táo vào, thêm 2 lít nước lọc vào rồi hầm chín.
- Sau khi hầm xong, lọc qua rây inox để lấy nước cốt.
- Cho nước đã lọc vào nồi lớn khác, cho thêm cà rốt, củ cải vào và nấu cho mềm.
- Nêm thêm ít đường phèn, muối, bột ngọt cho vừa ăn và nước dùng chay thơm ngon đã được hoàn thành.
- Phi thơm hành boa rô đã cắt khúc với 1 ít dầu ăn trên chảo chống dính.
- Đổ hành vào nồi nước dùng chay, cho thêm mì năn, nấm, đậu hũ vào và nấu sôi.
- Nêm nếm gia vị lại lần nữa cho nước lèo đậm đà, vừa miệng là được.
Bước 3. Trình bày hủ tiếu Nam Vang chay ra tô và thưởng thức.
- Cho giá đã trụng chín xuống dưới đáy tô rồi cho lượng hủ tiếu vừa ăn lên trên.
- Xếp chả chay đã xắt miếng mỏng và vài miếng tàu hủ ky chiên giòn lên. Nếu thích có thể cho thêm các loại bắp non, hoành thánh chiên vào cùng.
- Chan nước lèo cùng đậu hủ, nấm và mì căn vào tô. Có thể cho thêm ít cà rốt, củ cải vào thêm nếu thích.
- Cho các loại rau sống ăn kèm vào rồi thêm vài lát ớt (nếu bạn ăn cay được).
- Thế là tô hủ tiếu Nam Vang chay thơm ngon trứ danh đã được hoàn thành.
Cách nấu hủ tiếu hoành thánh chay
Nguyên liệu/ dụng cụ
- 100g Hủ tiếu khô
- 2 nhánh Tỏi tây (Hành boa rô)
- 1 củ Cà rốt (khoảng 100g)
- 1 củ Cải trắng (khoảng 100g)
- 150g Khoai môn
- 150g Khoai lang
- 150g Cải thảo
- 200g Nấm hương tươi
- 100g Nấm hương khô.
- 300g Đậu hủ trắng
- 3 quả Lê (Khoảng 300g)
- 1 quả Bắp mỹ (khoảng 200g)
- 1 xấp vỏ bánh hoành thánh
- Rau ăn kèm: giá đỗ, hành hẹ, rau xà lách, ngò tàu,…
- Gia vị: Đường phèn, bột nêm chay, muối i-ốt, tiêu, bột ngọt,…
- Dụng cụ: bếp gas, nồi, chảo chống dính, đũa, muỗng,…
Cách nấu nước lèo hủ tiếu hoành thánh chay
Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu.
- Cắt bỏ phần chân nấm hương, đem ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch lại với nước. Dùng dao tỉa ở phần đầu nấm hương thành hình ngôi sao cho đẹp mắt.
- Nấm hương khô, bạn ngâm chúng trong nước từ 1-2 tiếng cho nở mềm. Rửa sạch hương lại với nước, để ráo rồi băm nhuyễn
- Khoai môn và khoai lang rửa sạch, cho vào nồi hấp cho chín mềm (khoảng 10-15 phút). Cho 2 loại khoai ra 2 tô khác nhau, đợi khoai nguội, bóc sạch vỏ và dùng muỗng nghiền nhuyễn.
- Hành boa rô cắt bỏ rể, rửa sạch, cắt khúc phần đầu hành và cắt nhỏ phần lá.
- Đậu hủ rửa sạch, dùng khăn giấy thấm khô rồi cắt khối vuông nhỏ.
- Bắp mỹ lột vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc nhỏ.
- Lê gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành 4 phần bằng nhau.
- Cà rốt và củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ vừa ăn. Có thể dùng dao tỉa khuyết 4 góc để tạo thành hình cánh hoa cho đẹp mắt.
- Cài thảo rửa sạch, cắt bỏ gốc và cắt phần lá còn lại thành những đoạn nhỏ vừa ăn.
- Các loại rau ăn kèm với hoành thánh chay thì rửa sạch, để ráo. Có thể cắt nhỏ một số loại rau cho dễ ăn.
Bước 2 – Trộn nhân.
- Cho các nguyên liệu gồm nấm hương khô băm nhuyễn, hành boa rô cắt nhỏ, khoai lang và khoai môn nghiền nhuyễn vào 1 tô sạch, Cho thêm 3 thìa hạt nêm chay, 1 thìa muối, 2 thìa tiêu, 1 thìa bột ngọt, 3 thìa đường và 3 thìa dầu ăn rồi trộn đều.
- Sau khi trộn xong đợi từ 10-15 phút cho các gia vị thấm đều vào nhân thì mới đem gói.
Lưu ý: đơn vị đong đếm gia vị là thìa cà phê.
Bước 3 – Gói hoành thánh chay.
- Múc 2 thìa cà phê nhân cho vào giữa vỏ bánh.
- Rồi dùng tay miết phần mép lại để chúng dính lại với nhau và ôm trọn nhân.
Bước 4 – Nấu nước dùng hủ tiếu hoành thánh chay
- Bắc nồi lớn lên bếp gas, đổ 2 lít nước vào nồi, thêm 1 thìa cà phê muối.
- Cho thêm bắp mỹ, lê đã sơ chế và đầu hành boa rô cắt khúc vào.
- Đậy nắp lại và đun sôi hỗn hợp ở lửa lớn.
- Khi nước bắt đầu sôi thì hạ lửa nhỏ và tiếp tục hầm trong 60 phút. Việc này giúp tinh chất trong các rau quả này có thể tiết ra hết, giúp nước dùng thêm ngọt.
- Sau 60 phút, dùng vợt inox lớn vớt bỏ hết các xác rau củ quả trong nồi ra. Sau đó, cho thêm cà rốt, củ cải và nấm hương tươi đã sơ chế vào.
- Tiếp tục hầm thêm 20 phút rồi cho cải thảo cắt khúc vào.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn gồm: hạt nêm chay, đường phèn, muối, bột ngọt. Khuấy đều tay cho gia vị tan hết, đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
Bước 5 – Chiên đậu hũ và hoành thánh chay.
- Bắc chảo chống dính lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu rồi đun nóng với lửa lớn.
- Khi dầu sôi, thì hạ lửa vừa. Cho đậu hũ đã cắt khối vuông vào chiên cho vàng đều 2 mặt thì vớt ra cho ráo dầu.
- Sau đó, cho tiếp bánh hoành thánh chay đã gói vào chảo dầu này và chiên cho vàng giòn. Vớt ra và để ráo dầu.
Bước 6 – Trình bày, thưởng thức.
- Cho nồi lên bếp gas, cho thêm 800ml nước lọc vào và đun sôi. Khi nước đã sôi thêm 1 ít muối vào, rồi cho hủ tiếu vào trụng cho chín mềm.
- Vớt hủ tiếu ra, rửa qua nước lạnh, tiếp tục vớt ra để ráo. Nếu thấy sợi hủ tiếu quá dài thì cắt ngắn lại tầm 25-35cm cho vừa ăn.
- Cho giá đỗ sống xuống dưới đáy tô, bỏ hủ tiếu lên trên, cho tiếp hoành thánh và đậu hủ chiên vào.
- Chang nước lèo gồm các loại topping bên trong vào tô tùy theo sở thích.
- Vắt 1 miếng chanh nhỏ, thêm vài lát ớt và rau ăn kèm vào rồi thưởng thức.
Cách nấu hủ tiếu chay Sa Đéc
Nguyên liệu/ dụng cụ
- 250g Hủ tiếu khô
- 3 trái Lê
- 3 trái Táo
- 1 củ Cải trắng
- 2 củ Cà rốt
- 70g Nấm đông cô khô
- 50g Nấm trắng
- 50g Nấm bào ngư
- 1-2 nhánh Tỏi tây (Hành boa rô)
- 2-3 miếng Đậu hủ trắng, 1 miếng Tàu hủ ky
- Rau các loại ăn kèm: chanh, ớt, giá hẹ, xà lách, ngò,…
- Gia vị: bột ngọt, hạt nêm chay, đường phèn, muối,…
- Dụng cụ: dao, thớt, nồi inox,…
Các bước thực hiện nấu hủ tiếu Sa Đéc chay
Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu nấu hủ tiếu chay Sa Đéc.
- Đun sôi nước rồi cho hủ tiếu khô vào chần sơ cho chín mềm thì vớt ra, rửa qua nước lạnh rồi để cho thật ráo nước.
- Gọt sạch vỏ lê và táo, rửa sạch và cắt thành 4 miếng mỗi quả.
- Gọt vỏ củ cải, cà rốt rồi rửa với nước sạch, cắt thành từng lát nhỏ vừa ăn.
- Rửa sạch hành boa rô rồi thái nhỏ. Phần hành trắng thì đem phi thơm với dầu ăn, còn phần lá xanh thì để nấu nước dùng.
- Các loại rau ăn kèm hủ tiếu chay Sa Đéc như giá sống, xà lách, ngò hẹ,… đem ngâm với nước muối pha loãng trong 5-10 phút. Sau đó rửa sạch với nước, tùy từng loại rau mà nhặt lá, cắt khúc hay thái sợi.
- Cắt bỏ chân nấm đông cô khô, ngâm với nước ấm 60-80°C từ 20-30 phút cho nấm nở đều. Vớt nấm ra và rửa sạch với nước sau đó cắt làm đôi cho dễ ăn.
- Rửa sạch các loại nấm bào ngư, nấm trắng còn lại rồi cắt nhỏ cho dễ ăn.
- Đậu hũ trắng và tàu hủ ky đem rửa sơ với nước, dùng giấy ăn thấm ráo nước. Sau đó, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi đem chiên vàng giòn.
Bước 2 – Hướng dẫn nấu nước dùng hủ tiếu chay đậm đà, chuẩn vị Sa Đéc.
- Bắc nồi lớn lên bếp gas, cho táo và lê vào. Đổ nước vào đến ⅔ nồi thì bật bếp để đun sôi.
- Khi thấy nguyên liệu đã mềm hẳn thì tắt bếp rồi dùng vợt vớt bỏ xác lê, táo trong nồi.
- Cho thêm củ cải, cà rốt và phần lá hành boa rô vào nồi nước dùng vừa nãy. Bật bếp ở chế độ lửa nhỏ và hầm hỗn hợp nước rau củ này trong vòng 30 phút.
- Khi thấy các nguyên liệu đã chín dần thi nêm nếm gia vị gồm muối, đường phèn, tiêu, bột ngọt cho vừa ăn.
- Khuấy đều cho gia vị tan hết thì cho thêm đậu hũ chiên, tàu hủ ky và các loại nấm vào và nấu thêm khoảng 5-10 phút thì tắt bếp.
Bước 3 – Trình bày và thưởng thức 1 tô hủ tiếu chay thơm ngon, chuẩn bị Sa Đéc.
- Có thể trụng sơ các loại rau ăn kèm nếu thích.
- Cho hủ tiếu vào tô sạch, cho rau lên trên, chan nước lèo kèm topping chay, rau củ vào rồi thưởng thức.
Cách nấu hủ tiếu sa tế chay
Nguyên liệu/ dụng cụ
- 250g Nấm bào ngư
- 250g Nấm đông cô tươi (có thể thay thế bằng 150g Nấm đông cô khô)
- 250g Nấm đùi gà
- 30g Sả băm nhuyễn
- 30g Ớt băm nhuyễn
- 50g Đậu phộng rang, bóc vỏ
- 1 quả Dưa leo
- 1 Trái khế chua
- 200g Hủ tiếu khô
- Gia vị: dầu điều, ớt bột Hàn quốc, đường, muối,…
- Dụng cụ: Nồi inox, dao, chén, dĩa, muỗng
Các bước thực hiện
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu.
- Nấm đông cô tươi cắt bỏ gốc rồi đem với nước muối pha loãng trong vài phút. Sau đó, rửa sạch, cắt lát vừa ăn rồi để cho ráo nước.
- Với nấm đông cô khô thì đem ngâm với nước ấm trong khoảng nửa tiếng cho nở mềm rồi thực hiện tương tự các bước trên.
- Nấm bào ngư, nấm đùi gà thì đem rửa sạch, cắt sợi hoặc lát nhỏ cho vừa ăn.
- Khế chua và dưa leo cũng đem rửa sạch với nước rồi cắt thành sợi dài từ 4-5cm.
Bước 2 – Làm sa tế dùng kèm với hủ tiếu chay.
- Bắc nồi lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào và bật bếp đun nóng dầu.
- Khi dầu vừa nóng, hạ nhỏ lửa rồi cho ½ sả và ớt băm nhuyễn vào phi cho thơm.
- Nêm nếm thêm ít đường, bột ngọt, muối, dầu điều, ớt bột Hàn Quốc và nước mắm chay vào cho vừa ăn.
- Đảo đều tay cho gia vị tan hết và mọi thứ bắt đầu dậy mùi thơm.
Bước 3 – Xào nguyên liệu và nấu nước lèo hủ tiếu chay sa tế.
- Khi nồi sa tế đã dậy mùi thơm, cho các loại nấm đã sơ chế vào nồi và xào pử chế độ lửa lớn. Việc này giúp nấm xào không bị ra nước.
- Khi thấy nấm hơi săn lại thì cho thêm 1.5 lít nước lọc vào rồi hầm với lửa vừa.
- Khi nước sôi lên, cho phần sả băm nhuyễn còn lại vào nồi nước dùng.
- Khuấy đều, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và nấu thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp.
-
Bước 4 – Trụng bánh hủ tiếu.
- Dùng 1 cái nồi sạch khác để đun sôi nước.
- Cho vào nồi 1 muỗng canh dầu ăn và 1 thìa cà phê muối.
- Khi nước sôi bùng lên, thì cho hủ tiếu khô vào nồi để trụng bánh. Dùng đữa đảo đều liên tục cho bánh chín đều thì vớt ra rồi xả ngay với nước lạnh.
- Sau đó, để ráo nước rồi cho bánh hủ tiếu đã trụng vào tô.
Bước 5 – Trình bày và thưởng thức 1 tô hủ tiếu sa tế chay thơm ngon, đậm đà.
- Dùng muôi múc topping 3 loại nấm vào tô ở 1 bên, bên còn lại xếp dưa leo và khế chua đã sắt sợi vào.
- Chan nước lèo sa tế vào, thêm ít đậu phộng rang và rau ăn kèm vào. Cho thêm 1 ít ớt băm nhuyễn còn lại vào tô nếu bạn thích ăn cay nhiều.
- Và bây giờ tô hủ tiếu sa tế chay đã được hoàn thành, giờ bạn chỉ việc thưởng thức là xong.
Hy vọng với 4 cách nấu hủ tiếu chay thơm ngon, đậm đà đúng chuẩn Nhà Hàng 5 sao đã giúp bạn bổ sung vào thực đơn ăn uống để chiêu đãi cả nhà vào những dịp rảnh rỗi hay ngày rằm. Nhớ ghé thăm Nguyễn Kim mỗi ngày để học hỏi thêm nhiều công thức nấu ăn bí truyền mà không phải đầu bếp tài ba nào cũng bếp nhé!
Những câu hỏi thường gặp khi nấu hủ tiếu chay tại nhà
Nguyên liệu nấu nước lèo hủ tiếu chay ngon gồm những gì?
Chào bạn, để nấu nước lèo hủ tiếu chay ngon bạn nên chuẩn bị: các loại nấm (đông cô, kim châm, đùi gà,…), mì căn, tàu hủ ky,… Ngoài ra, các loại củ cải trắng, cà rốt, lê, táo cũng là nguyên liệu giúp nước dùng ngọt thanh tự nhiên. Nếu bạn muốn nước dùng dậy mùi thơm hơn thì bỏ vào củ hành trắng đã nướng, sa tế.
Cách xào hủ tiếu chay không bị dính như thế nào?
Chào bạn, để xào hủ tiếu chay không bị dính, sau khi luộc, bạn ngâm hủ tiếu vào nước đá để cho ráo nước. Sau đó, bạn trộn vào ít dầu để sợi hủ tiếu tơi ra sẽ giúp xào không bị dính.
>> Xem thêm:
#CáchnấuHủTiếuchay #CáchnấuHủTiếu #HủTiếuchay #nấuHủTiếu #HủTiếu #CáchnấuHủTiếunhàhàng
NHỮNG BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT:
- Thuốc Cai Nghiện Ma Túy Heroin, Thuốc Cai Nghiện ”Xì Ke”, Cai Nghiện Ma Túy ”Đá”
- Thuốc hỗ trợ sau cai cắt cơn ma túy Tây sơn
- Thuốc chống tái nghiện ma túy Nodict (Naltrexone 50mg)
- Thuốc cai nghiện rượu Espéral (Disulfirame)
- Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
- Hướng dẫn Mua Thuốc -Thanh Toán & Nhận Thuốc
- Hướng dẫn sử dụng thuốc cai cắt cơn, hỗ trợ sau cắt cơn và chống tái nghiện ma túy
- Hướng dẫn tự cai cắt cơn ma túy tại nhà
THEO DÕI TÂY SƠN TẠI:
- Blog: https://thuoccaimatuy.blogspot.com/
- FANPAGE: https://www.facebook.com/thuoccaimatuyvachongtainghien
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
- ĐIỆN THOẠI: 09456.171.66
- ĐIỆN THOẠI: 0972.540.731
- EMAIL: thuoccaimatuytayson@gmail.com