Cảnh báo ngộ độc từ rượu ngâm cây anh túc. Hiện nay, vẫn còn tình trạng người trồng trái phép cây thuốc phiện để lấy quả, thân, rễ, lá cây thuốc phiện ngâm rượu với tên gọi “rượu 138”, có chứa hàm lượng chất ma túy. Khi uống dễ bị ngộ độc (bị sốc) và gây nghiện.
“Rượu 138” được phù phép bằng tin đồn có tác dụng tráng dương, khắc tinh của nhiều chứng bệnh. Nhưng theo các chuyên gia, bác sĩ, những nhà nghiên cứu trong giới Đông y, uống rượu ngâm cây thuốc phiện không những không hiệu quả, mà còn phản tác dụng, gây ngộ độc cho người sử dụng.
Xem nhanh
Cảnh báo ngộ độc từ rượu ngâm cây anh túc
Dùng rượu ngâm anh túc cũng có nguy cơ tương tự như dùng các loại ma túy khác. Tùy theo lượng cây anh túc ngâm trong rượu và lượng rượu ngâm sử dụng, dùng càng nhiều và lượng cây ngâm trong rượu càng nhiều thì nguy cơ ngộ độc càng lớn hơn.
Theo Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), dùng rượu ngâm anh túc cũng có nguy cơ tương tự như dùng các loại ma túy khác. Tùy theo lượng cây anh túc ngâm trong rượu và lượng rượu ngâm sử dụng, dùng càng nhiều và lượng cây ngâm trong rượu càng nhiều thì nguy cơ ngộ độc càng lớn hơn.
Cây anh túc còn được gọi là cây thuốc phiện.
Trước đây trong Đông y, anh túc xác (quả anh túc đã chiết bỏ nhựa) được sử dụng làm thuốc chữa giảm đau, tiêu chảy… Người bệnh phải dùng anh túc xác theo kê toa của bác sĩ với liều lượng phù hợp, tuyệt đối không tự ý sử dụng. Tuy nhiên, do quy định cây anh túc bị cấm trồng tại Việt Nam nên hiện nay việc dùng anh túc xác trong chữa bệnh rất hiếm, dường như không còn.
Trong nhựa toàn thân cây anh túc, đặc biệt là quả, đều chứa ma túy như morphin, codein, narcotin…
Vì thế, uống rượu anh túc là một hình thức sử dụng ma túy. Chúng sẽ gây ảo giác, hoang tưởng, đê mê, sa sút tâm thần. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ức chế thần kinh, huyết áp cao, nghẽn mạch, loạn nhịp tim…
Bên cạnh đó, nếu dùng rượu ngâm cây thuốc phiện với nồng độ đậm đặc và quá liều có thể gây ngộ độc dẫn đến chết người.
Trước đây, trong một số bài thuốc đông y đã dùng quả thuốc phiện khô để trị một số bệnh về đường ruột song chỉ với một liều lượng nhất định, nếu không sẽ gây nghiện. Đến nay, do có nhiều loại thuốc thay thế nên Đông y đã không dùng những vị thuốc liên quan đến cây thuốc phiện nữa. Do chưa có nghiên cứu, tài liệu nào chứng minh nên những lời quảng cáo, đồn thổi về công dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý của loại rượu ngâm rễ, hoa quả, cây thuốc phiện là không có cơ sở.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Cảnh báo loại ma túy mới mang tên “nước nho”
Trồng cây thuốc phiện, cây cần sa, cây cô ca bị xử lý hình sự như thế nào?
Trồng cây cần sa bị xử lý như thế nào?
NHỮNG BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT:
- Thuốc Cai Nghiện Ma Túy Heroin, Thuốc Cai Nghiện ”Xì Ke”, Cai Nghiện Ma Túy ”Đá”
- Thuốc hỗ trợ sau cai cắt cơn ma túy Tây sơn
- Thuốc chống tái nghiện ma túy Nodict (Naltrexone 50mg)
- Thuốc cai nghiện rượu Espéral (Disulfirame)
- Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
- Hướng dẫn Mua Thuốc -Thanh Toán & Nhận Thuốc
- Hướng dẫn sử dụng thuốc cai cắt cơn, hỗ trợ sau cắt cơn và chống tái nghiện ma túy
- Hướng dẫn tự cai cắt cơn ma túy tại nhà
THEO DÕI TÂY SƠN TẠI:
- Blog: https://thuoccaimatuy.blogspot.com/
- FANPAGE: https://www.facebook.com/thuoccaimatuyvachongtainghien
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
- ĐIỆN THOẠI: 09456.171.66
- ĐIỆN THOẠI: 0972.540.731
- EMAIL: thuoccaimatuytayson@gmail.com