Thuốc Cai Ma Túy & Chống Tái Nghiện
    Facebook YouTube BlogLovin
    Bài mới
    • Cảnh báo vấn nạn ma túy trên cả nước
    • Sa chân vào ma túy nguyên nhân do đâu?
    • 8 chất ma túy mới lần đầu phát hiện tại Việt nam
    • Bị ngáo đá dễ giết người hàng loạt vì sao?
    • Ma túy Lá Khat độc hại gấp nhiều lần cần sa
    • Mối nguy từ ma dược Captagon
    • Cảnh báo ngộ độc từ rượu ngâm cây anh túc
    • Nhận biết người nghiện ma túy nhóm tổng hợp
    Facebook BlogLovin YouTube
    Thuốc Cai Ma Túy & Chống Tái Nghiện
    Hướng dẫn mua thuốc, thanh toán và nhận thuốc
    • Trang Chủ
    • Thuốc Cai Ma Túy
      • Thuốc Cai Cắt Cơn
      • Thuốc Chống Tái Nghiện
      • Thuốc Khác
    • Chuyên Mục Ma Túy
      • Kiến Thức Về Ma Túy
      • Tin Tức
    • Sống khỏe
      • Khoa Học Sống Khỏe
      • Kinh Nghiệm & Mẹo Vặt
    • Thông Tin
      • Hướng Dẫn Chung
      • Hỏi đáp
      • Phòng Chống Covid-19
      • Bệnh Truyền Nhiễm
      • Y Dược Tổng Hợp
    • Giới Thiệu
    • Liên hệ
    Thuốc Cai Ma Túy & Chống Tái Nghiện

    HIV ở phụ nữ mang thai: Những điều cần biết

    0
    By admin on 15/10/2019 Thông tin, Bệnh Truyền Nhiễm

    Xem nhanh

    • HIV ở phụ nữ mang thai: Những điều cần biết về HIV ở phụ nữ mang thai
    • 1. Các con đường lây truyền HIV từ mẹ sang con
      • Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền cho con qua 3 giai đoạn:
    • 2. Phụ nữ mang thai nên làm gì khi bị phát hiện nhiễm HIV?
      • Những việc phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV cần làm để có một thai kỳ khỏe mạnh:
      • Đảm bảo sức khỏe tốt trước khi mang thai.
      • Lưu ý: 
    • 3. Lưu ý với người chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV
      • Lưu ý với người chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV
    • NHỮNG BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT:
    • THEO DÕI TÂY SƠN TẠI:
    • LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:

    HIV ở phụ nữ mang thai: Những điều cần biết về HIV ở phụ nữ mang thai

    Tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai đe dọa tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Vì virus HIV có thể lây truyền cho bé qua nhau thai, trong khi sinh hoặc thông qua sữa mẹ sau khi sinh.

    1. Các con đường lây truyền HIV từ mẹ sang con

    Theo thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS trực thuộc Bộ Y tế. Năm 2017 cả nước có hơn 2,7 triệu phụ nữ mang thai. Trong đó, số phụ nữ mang thai thực hiện xét nghiệm HIV là gần 1,4 triệu người (chiếm tỷ lệ hơn 50%). Phát hiện 1.108 người nhiễm HIV. Tỷ lệ dương tính HIV trong nhóm chẩn đoán sớm trong vòng 2 tháng sau sinh là 1,8%.

    Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền cho con qua 3 giai đoạn:

    • Khi người mẹ mang thai, HIV từ mẹ truyền qua nhau thai vào cơ thể thai nhi từ rất sớm. Có thể ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Có khoảng 17 – 25% trẻ sơ sinh có khả năng lây nhiễm HIV ở giai đoạn này.
    • Khi sinh, HIV lây từ dịch và máu của mẹ nhiễm HIV vào cơ thể trẻ. Có khoảng 50 – 60% trẻ sơ sinh bị lây nhiễm HIV từ giai đoạn này.
    • Khi cho con bú, HIV có thể lây qua sữa mẹ hoặc các vết nứt, trầy xước ở núm vú mẹ sang cơ thể trẻ. Có khoảng 15 – 25% trẻ bị lây nhiễm HIV ở giai đoạn bú mẹ.

    Mẹ nhiễm HIV có thể truyền sang con qua nhau thai, khi sinh hoặc khi cho con bú
    Mẹ nhiễm HIV có thể truyền sang con qua nhau thai, khi sinh hoặc khi cho con bú

    2. Phụ nữ mang thai nên làm gì khi bị phát hiện nhiễm HIV?

    Để tầm soát HIV ở phụ nữ mang thai. Tất cả thai phụ nên đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt. (tốt nhất là trong 3 tháng đầu). Nếu phát hiện bệnh và được uống thuốc theo phác đồ điều trị sớm. Bệnh nhân có thể đảm bảo hiệu quả tối ưu trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con.

    Những việc phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV cần làm để có một thai kỳ khỏe mạnh:

    • Đảm bảo sức khỏe tốt trước khi mang thai.
    • Nếu người bệnh có HIV dương tính và chưa được điều trị bằng ARV. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm phù hợp để điều trị dự phòng nhằm ngăn ngừa khả năng lây nhiễm HIV cho con.
    • Nếu đang điều trị ARV, người bệnh nên đến gặp bác sĩ sớm để trao đổi về các loại thuốc có thể uống trong thời kỳ mang thai. Tùy thuộc thời điểm xác định HIV dương tính vào giai đoạn nào của thai kỳ. Các bác sĩ sẽ có chỉ định dự phòng phù hợp và việc dùng thuốc điều trị ARV sẽ được thực hiện theo phác đồ riêng.
    • Đảm bảo sức khỏe tốt trước khi mang thai.

    • Khi chuyển dạ, cần hạn chế tối thiểu các chấn thương cho mẹ và cho trẻ. Đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối khi đỡ đẻ. Không rạch màng ối sớm, hạn chế can thiệp gây chảy máu đường sinh dục trong thời gian sinh. Tránh các thủ thuật can thiệp dễ gây tổn thương da thai nhi,…
    • Sau khi sinh, tốt nhất trẻ nên được nuôi bằng sữa ngoài thay thế sữa mẹ để tránh nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ.
    • Đảm bảo trẻ được xét nghiệm chẩn đoán sớm HIV khi được 4 – 6 tuần tuổi.
    • Nếu bé được chẩn đoán mắc HIV, cả mẹ và bé đều nên dùng thuốc điều trị HIV theo chỉ định.

    Lưu ý: 

    Bên cạnh việc chăm sóc về y tế. Những biện pháp chăm sóc về tinh thần và tư vấn kịp thời cũng giúp thai phụ có thêm kiến thức về đường lây truyền HIV/AIDS. Giúp họ ổn định tâm lý và tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị, dự phòng.

    HIV ở phụ nữ mang thai: Những điều cần biết. Thai phụ có thể dùng thuốc chống HIV theo chỉ định của bác sĩ
    HIV ở phụ nữ mang thai: Những điều cần biết. Thai phụ có thể dùng thuốc chống HIV theo chỉ định của bác sĩ

    3. Lưu ý với người chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV

    Trong quá trình chăm sóc thai phụ có HIV. Bác sĩ và người nhà bệnh nhân cần đặc biệt cẩn trọng. Những lưu ý quan trọng là:

    • Để thai phụ dùng riêng một số đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, dụng cụ nạo lưỡi, bấm móng tay, kim tiêm,…
    • Mang găng tay cao su khi chăm sóc vết thương hở cho bà bầu, tránh tiếp xúc trực tiếp.
    • Các dụng cụ như khăn, quần áo,… đã dính máu thai phụ cần phải được ngâm nước Javen (0,1 – 0,5%) 30 phút trước khi giặt lại bằng xà phòng. Nếu khăn của thai phụ dính các chất đặc như phân, chất nôn,… thì cần giặt sơ bộ trước khi ngâm Javen, sau đó giặt lại bằng xà phòng.

    Lưu ý với người chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV

    • Khi bị dính máu hoặc dịch tiết của bà bầu, người chăm sóc cần ngay lập tức rửa tay bằng xà bông và sát trùng lại bằng cồn. Khi lỡ bị các vật nhọn của bệnh nhân đâm vào thịt, người chăm sóc cần rửa sạch bằng xà bông, sát trùng lại bằng cồn. Bên cạnh đó, sau khi xử lý tại nhà, người thân của thai phụ có HIV nên liên lạc với trung tâm y tế chuyên khoa để được hướng dẫn phòng bệnh.
    • Với các loại rác có máu của bệnh nhân như giấy, bông, kim tiêm, băng gạc,… Cần cho vào 2 lần túi nilon, buộc lại trước khi bỏ vào thùng rác. Bên cạnh đó, người thân của thai phụ nhiễm HIV nên làm việc với nhân viên vệ sinh. Để họ phân biệt những loại rác y tế này với rác thường. Tránh nguy cơ lây nhiễm HIV cho người khác.

    Ngoài ra, người chăm sóc thai phụ nhiễm HIV. Cần giữ cho tâm lý của bệnh nhân luôn ổn định. Vì những chấn động tâm lý có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

    NHỮNG BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT:

    • Thuốc Cai Nghiện Ma Túy Heroin, Thuốc Cai Nghiện ”Xì Ke”, Cai Nghiện Ma Túy ”Đá”
    • Thuốc hỗ trợ sau cai cắt cơn ma túy Tây sơn
    • Thuốc chống tái nghiện ma túy Nodict (Naltrexone 50mg)
    • Thuốc cai nghiện rượu Espéral (Disulfirame)
    • Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
    • Hướng dẫn Mua Thuốc -Thanh Toán & Nhận Thuốc
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc cai cắt cơn, hỗ trợ sau cắt cơn và chống tái nghiện ma túy
    • Hướng dẫn tự cai cắt cơn ma túy tại nhà

    THEO DÕI TÂY SƠN TẠI:

    • Blog: https://thuoccaimatuy.blogspot.com/
    • FANPAGE: https://www.facebook.com/thuoccaimatuyvachongtainghien 

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:

     
    • ĐIỆN THOẠI: 09456.171.66
    • ĐIỆN THOẠI: 0972.540.731
    • EMAIL: thuoccaimatuytayson@gmail.com
    HIV HIV ở phụ nữ HIV ở phụ nữ mang thai Những điều cần biết về HIV
    Previous ArticleHIV lây truyền qua đường nào và lây ở giai đoạn nào?
    Next Article Biểu hiện nhiễm HIV ở nữ giới

    Bài viết liên quan

    Pháp luật và phòng chống ma túy

    30 câu hỏi đáp về ma túy, tệ nạn xã hội

    Ma tuý gây ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống và nòi giống như thế nào?

    Leave A Reply Cancel Reply

    HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
    Điện thoại:
    - 09456.171.66
    - 0972.540.731
    Email: thuoccaimatuytayson@gmail.com
    BÀI VIẾT QUAN TÂM

    Hướng dẫn Mua Thuốc -Thanh Toán & Nhận Thuốc
    Hướng dẫn sử dụng thuốc cai cắt cơn, hỗ trợ sau cắt cơn và chống tái nghiện ma túy
    Hướng dẫn tự cai cắt cơn ma túy tại nhà
    Thuốc Cai Nghiện Ma Túy Heroin, Thuốc Cai Nghiện ”Xì Ke”, Cai Nghiện Ma Túy ”Đá”
    Thuốc hỗ trợ sau cai cắt cơn ma túy Tây sơn
    Thuốc chống tái nghiện ma túy Nodict (Naltrexone 50mg)

    THUỐC ĐƯỢC MUA NHIỀU

    Thuốc Cai Nghiện Ma Túy Heroin, Thuốc Cai Nghiện ”Xì Ke”, Cai Nghiện Ma Túy ”Đá”
    Thuốc hỗ trợ sau cai cắt cơn ma túy Tây sơn
    Thuốc chống tái nghiện ma túy Nodict (Naltrexone 50mg)
    Thuốc cai nghiện rượu Espéral (Disulfirame)
    Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

    PHẢN HỒI GẦN ĐÂY
    • N.Phuc trong Cai nghiện ma túy đá ( điều trị ngáo đá)
    • Ký Tư An Lão trong Tác hại ma túy đá thật khủng khiếp
    • Ký Tư An Lão trong Thuốc Cai Nghiện Ma Túy Heroin, Ma Túy Đá
    • An 92 trong Cai nghiện ma túy đá ( điều trị ngáo đá)
    • Minh Hiếu trong Thuốc Cai Nghiện Ma Túy Heroin, Ma Túy Đá
    DANH MỤC
    • Chuyên Mục Ma Túy
      • Kiến Thức Về Ma Túy
      • Tin Tức
    • Hướng Dẫn
    • Sống khỏe
      • Khoa Học Sống Khỏe
      • Kinh Nghiệm & Mẹo Vặt
    • Thông tin
      • Bệnh Truyền Nhiễm
      • Hỏi đáp
      • Hướng Dẫn Chung
      • Phòng Chống Covid-19
      • Tin Tổng hợp
    • Thuốc Cai Ma Túy
      • Thuốc Cai Cắt Cơn
      • Thuốc Chống Tái Nghiện
      • Thuốc Khác
    Bài viết mới
    • Cảnh báo vấn nạn ma túy trên cả nước
    • Sa chân vào ma túy nguyên nhân do đâu?
    • 8 chất ma túy mới lần đầu phát hiện tại Việt nam
    • Bị ngáo đá dễ giết người hàng loạt vì sao?
    • Ma túy Lá Khat độc hại gấp nhiều lần cần sa
    LIÊN KẾT
    • Phòng chống dịch Covid-19
    • Blog Tây Sơn
    • Tây Sơn qua Facebook
    • Tây Sơn qua Youtube
    Giới Thiệu
    ''Chúng tôi luôn tự hào với những lỗ lực không ngừng khi đã góp một phần nhỏ bé vào công cuộc phòng chống ma túy nói riêng, tệ nạn xã hội nói chung của đất nước. Tự hào khi đã dốc sức cùng với hàng ngàn người chót lầm lỡ, giúp họ được hoàn lương làm lại cuộc đời. Thoát khỏi sự lệ thuộc vào ma túy một cách vĩnh viễn để có được một tương lai tươi sáng hơn...''
    CHÍNH SÁCH
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách đổi/trả hàng
    • Chính sách vận chuyển
    • Chính sách về quyền riêng tư
    © 2023 Bảo lưu toàn quyền bởi: Tây Sơn.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    •  

    •  

    •  

    •   

      Facebook Twitter