Nguồn gốc virus HIV và cách virus HIV xâm nhập vào cơ thể. HIV virus là tên gọi của một loại virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Người bệnh sau nhiễm HIV dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và cuối cùng sẽ tử vong.
Xem nhanh
Nguồn gốc virus HIV và cách virus HIV xâm nhập vào cơ thể
1. HIV là viết tắt của từ gì?
HIV (Human Immunodeficiency Virus) – tên gọi của một loại virus gây suy giảm miễn dịch. HIV làm cho cơ thể người mất dần sức đề kháng với các vi sinh vật gây bệnh. Tạo ra các nhiễm trùng cơ hội và tạo điều kiện phát triển ung thư cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
2. HIV bắt nguồn từ đâu?
Có 2 chủng HIV là HIV-1 (bắt nguồn từ tinh tinh) và HIV-2 (bắt nguồn từ loài khỉ Sooty Mangabey ở châu Phi). HIV-1 có khả năng lây truyền cao trên phạm vi toàn cầu.
3. Cách virus HIV xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể
Khi HIV virus xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ xâm nhập vào một loại tế bào bạch cầu có tên là CD4. Ngoài ra, HIV còn có thể xâm nhập vào các tế bào khác như: lympho bào B, đại thực bào, tế bào hình sao, tế bào nguồn, tế bào xơ non,… Khi đó, virus chiếm lấy tế bào, sử dụng tế bào để sản sinh ra hàng trăm nghìn bản sao, đồng thời phá hủy tế bào CD4. Tiếp theo, những bản sao virus HIV này sẽ xâm nhập vào hệ tuần hoàn, tiếp tục gắn vào tế bào CD4 khác, tiếp tục nhân lên.
Các tế bào CD4
Có vai trò chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể. Nên khi lượng tế bào CD4 bị thiếu hụt thì sẽ làm giảm sức đề kháng khiến họ dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó, khi số lượng virus HIV trong máu tăng lên. Nguy cơ lây truyền virus từ người bệnh sang người khỏe mạnh cũng tăng theo.
Ở người lớn khỏe mạnh số lượng CD4 dao động từ 500 – 1500 tế bào/mm3 máu. Ở người mắc HIV, nếu CD4 ở mức từ 350 – 500 tế bào/mm3 máu tức là hệ miễn dịch suy giảm nhẹ. Nếu CD4 ≤ 200 tế bào/mm3 máu đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch bị suy giảm nặng, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cao.
Các rối loạn chính trong đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân HIV/AIDS gồm:
- Giảm số lượng tế bào lympho T toàn phần, đặc biệt là CD4 giảm nặng, tỷ lệ CD4/CD8 giảm.
- Giảm chức năng của các tế bào miễn dịch: giảm khả năng tăng sinh tế bào đối với các chất gây phân bào và kháng nguyên, giảm đáp ứng độc tế bào vì giảm chức năng tế bào CD8 và tế bào Natural Killer.
- Tăng phức hợp miễn dịch, tăng các tự kháng thể và một số protein khác trong huyết thanh.
-
Tăng gamma-globulin.
- Giảm đáp ứng kháng thể nguyên phát đối với những kháng nguyên mới tiếp xúc lần đầu.
- Giảm gamma-interferon.
Thời gian trung bình từ khi nhiễm HIV virus tới khi tiến triển thành AIDS là khoảng 10 năm. Một số bệnh nhân có thể tiến triển nhanh đến AIDS chỉ trong vài tháng. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có liên quan chặt chẽ tới số lượng và chức năng của tế bào CD4.
4. Các giai đoạn bệnh HIV/AIDS
Các giai đoạn nhiễm HIV virus gồm:
Nhiễm cấp tính
- Xảy ra 2 – 4 tuần sau khi nhiễm virus.
- Đa số các trường hợp bị lây bệnh có các triệu chứng giống như cúm: sốt, phát ban, đau cơ, đau khớp, đau đầu, suy nhược, sưng hạch ở cổ và bẹn,…
- Các triệu chứng nhẹ, không gây chú ý những virus đang sinh sôi và lây lan khắp cơ thể trong thời gian này.
- Là thời điểm khả năng lây truyền virus HIV sang người khác cao nhất vì số lượng virus trong máu của bệnh nhân rất cao.
Ẩn bệnh (không hoạt động hoặc im lìm)
- Thường kéo dài nhiều năm.
- Xuất hiện rất ít triệu chứng của HIV trong giai đoạn này. Nhiều người có thể không có triệu chứng trong nhiều năm.
- Virus có trong cơ thể nhưng không tấn công hệ miễn dịch. Tuy nhiên, phát hiện và điều trị bệnh trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng.
AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
- Thường diễn ra nhiều năm sau khi bị lây nhiễm HIV.
- Số lượng virus tăng nhanh, tấn công và tiêu diệt các tế bào miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, người bệnh có phản ứng miễn dịch rất yếu, mất khả năng kháng nhiễm.
- Có nhiều triệu chứng khác nhau: sụt cân nhiều, nấm miệng, sốt kéo dài, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi, lao phổi, viêm da, viêm mũi, viêm màng não, loét miệng nặng, thiếu máu,… Ở giai đoạn cuối của AIDS, người bệnh có những biểu hiện như suy kiệt, nấm thực quản, các bệnh nhiễm trùng cơ hội nặng, suy giảm trí nhớ, ung thư,…
- Có nhiều loại thuốc có thể điều trị cho bệnh nhân AIDS nhưng không thể trị dứt điểm.
Lưu ý:
Người bệnh có thể lây truyền HIV virus cho người khỏe mạnh trong bất kỳ giai đoạn nào nêu trên. Vì vậy, người sống chung với bệnh nhân HIV nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để được hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh hữu hiệu.
NHỮNG BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT:
- Thuốc Cai Nghiện Ma Túy Heroin, Thuốc Cai Nghiện ”Xì Ke”, Cai Nghiện Ma Túy ”Đá”
- Thuốc hỗ trợ sau cai cắt cơn ma túy Tây sơn
- Thuốc chống tái nghiện ma túy Nodict (Naltrexone 50mg)
- Thuốc cai nghiện rượu Espéral (Disulfirame)
- Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
- Hướng dẫn Mua Thuốc -Thanh Toán & Nhận Thuốc
- Hướng dẫn sử dụng thuốc cai cắt cơn, hỗ trợ sau cắt cơn và chống tái nghiện ma túy
- Hướng dẫn tự cai cắt cơn ma túy tại nhà
THEO DÕI TÂY SƠN TẠI:
- Blog: https://thuoccaimatuy.blogspot.com/
- FANPAGE: https://www.facebook.com/thuoccaimatuyvachongtainghien
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
- ĐIỆN THOẠI: 09456.171.66
- ĐIỆN THOẠI: 0972.540.731
- EMAIL: thuoccaimatuytayson@gmail.com